Egypt Israel Oct 2007




Bấm nút "Download Now"
để cài Windows Media Player. 
Windows Media Player 11
Download Now

Windows Media Download Center
 

VUI DOI PHUC VU 3

Mục tiêu: Đặt lại toàn bộ các vấn đề tưởng chừng như rất bình thường để khám phá ra những ánh sáng tuyệt diệu hàm ẩn trong đó. Phương thế: Nhìn mọi vấn đề Theo Ánh Mắt Tâm Linh. Đây là một món ăn mang mùi vị khá đặc biệt, có thể lúc đầu hơi đắng, gây khó chịu chút xíu, nhưng càng thưởng thức, càng cảm thấy thú vị ngọt ngào. Xin quý vị vui lòng nếm thử cho biết hương vị.

Monday, June 13, 2011

Bi kich cua nguoi dan ba ha sat chinh me ruot minh

Monday, December 13, 2010

Click to play this Smilebox greeting
Create your own greeting - Powered by Smilebox
Create your own greeting card


Merry Christmas and Happy New Year

Tuesday, June 07, 2005



Monday, April 11, 2005

TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ ĐỆ NHỊ

TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI
ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ ĐỆ NHỊ

Fr. Michael Joseph Nguyễn Trường Luân, C.Ss.R.
“Suốt cuộc đời Cha, Cha đi tìm các con. Giờ đây, các con đi tìm Cha” –
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ Nhị

TÓM LƯỢC TIỂU SỬ
1920: Sinh tại Wadowice, Krakow, Balan vào ngày 18 tháng 5 năm 1920. Tục danh là KAROL JĨZEF WOJTYŁA.
1929: Rước Lễ Lần Đầu.
1937: Chịu Phép Thêm Sức.
1940-1944: Công nhân lao động hầm mỏ.
1942: Bí mật gia nhập Đại Chủng Viện thời Đức Quốc Xã dưới sự linh giám của Đức Tổng Giám Mục Hồng Y Adam Stefan Sapieha.
1946: Thụ phong linh mục vào ngày 1 tháng 11 năm 1946.
1948: Đỗ bằng Tiến Sĩ Thần Học – thọ giáo với Cha Garrigou-Lagrange, OP.
1948-1951: Tuyên úy các Đại Học ở Krakow.
1953: Luận án xã hội và luân lý.
1958: Thụ phong Giám Mục vào ngày 28 tháng 9 năm 1958 dưới sự đặt tay của Đức Tổng Giám Mục Baziak tại Vương Cung Thánh Đường Wawel.
1964: Lãnh chức Tổng Giám Mục Krakow vào ngày 13 tháng 01 năm 1964.
1967: Lãnh chức Đức Hồng Y vào ngày 26 tháng 6 năm 1967 do Đức Phaolô VI tôn phong.
1978: Được bầu làm Đức Giáo Hoàng lấy tước hiệu Gioan Phaolô II vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ngài là vị Giáo Hoàng người Balan đầu tiên và ngoại quốc không phải người Ý qua 445 năm các triều đại Giáo Hoàng (từ triều đại Đức Giáo Hoàng Adriano VI).
1979: Hội ngộ với Thượng Phụ Chính Thống Demetrius I tại Constantinople. Thuyết trình cho Liên Hiệp Quốc vào ngày 2 tháng 10 năm 1979.






1981: Ngài bị ám sát tại công trường Thánh Phêrô vào ngày 13 tháng 5 năm 1981. Hung thủ là ông Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng nhờ Đức Mẹ chở che nên Ngài thoát chết.
1983: Bắt đầu viếng thăm hung thủ ám-sát ngài vào ngày 27 tháng 12 năm 1983 và tha thứ cho ông. Ngài triệu hội Đại Năm Thánh Cứu Độ lần thứ Hai từ 25/3/83 đến 22/4/84.
1986: Ngài viếng thăm Hội Đường Do Thái tai Rôma và ôm lấy vị Rabbi đại diện như một dấu chỉ giao hoà giữa Kitô giáo và Do Thái giáo vào ngày 13 tháng 4 năm 1986. Ngài cầu nguyện cho hoà bình thế giới cùng với đại biểu các tôn giáo thế giới tại thành Assissi vào ngày 27 tháng 10 năm 1986.
1987: Thăm viếng Hoa Kỳ – ghé thăm New Orleans và Detroit.
1993: Thăm viếng Mexicô và Hoa Kỳ – đặc biệt Denver, Colorado.
1995: Ban truyền Thông Điệp: Tin Mừng Sự Sống – Evangelium Vitae vào ngày 25 tháng 3 năm 1995. Lên án các tội ác phá thai, trợ tử và xử tử – tất cả đều là những yếu tố của “văn hóa sự chết.” Viếng thăm Hoa Kỳ – tại New York, New Jersy và Maryland. Đồng thời, ghé thăm Liên Hiệp Quốc.
1999: Viếng thăm Mexicô và Hoa Kỳ, cách riêng St. Louis từ ngày 22 đến 28 tháng 01, 1999.
2000: Thăm Núi Sinai ở Ai Cập từ ngày 24-26 tháng 2 năm 2000. Ngày 20-26 tháng 3, 2000 thăm nước Jordan và West Bank, Do Thái.
2001: Viếng thăm Ukraine – cách riêng Babi Yar, nơi quân Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái.
2003: Chỉ trích Hoa Kỳ xâm lăng Iraq. Toà Thánh Vatican xác nhận ngài mang bệnh Parkinson.
2004: Vào ngày 14 tháng 3, 2004, trở thành vị Giáo Hoàng trị vì Giáo Hội lâu năm thứ ba trong lịch sử – chỉ sau Đức Thánh Cha Piô IX và Thánh Phêrô. Vị thứ tư là Đức Lêô XIII.
2005: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ Nhị băng hà tại Vatican vào ngày 2 tháng 4 năm 2005 – hưởng thọ 84 tuổi

Wednesday, March 23, 2005

TÌM HIỂU VỀ THÂN XÁC CON NGƯỜI

TÌM HIỂU VỀ THÂN XÁC CON NGƯỜI

Trước tiên, chúng ta hãy so sánh bộ óc với một trung tâm điều hành điện thoại có khả năng liên lạc với tất cả mọi người trên khắp thế giới. Mỗi giây mỗi phút đều tiếp nhận các tin tức và truyền đi những mệnh lệnh cần thiết. Bộ óc chính là nơi thu nhận mọi thành phần sống động nơi chúng ta, chung quanh chúng ta và tiếp cận với chúng ta. Không những nó điều khiển mọi hành động mà còn ghi nhớ vào kho lưu trữ tất cả những gì nó trông thấy, nghe thấy và cảm thấy.

Bên trong khốc óc có 1, 20 kg thịt chứa đựng từ 500 triệu tới 1 tỷ tế bào. Những tế bào này giống như những cục pin điện tử cực nhỏ, những máy điện báo chuyên nhận và phát lệnh đi nhằm liên lạc người này với người kia, nơi này với nơi khác. Chúng nối lại với nhau thành hàng tỷ sợi dây chạy trong toàn cơ thể gọi là các dây thần kinh. Một phần lớn các sợi dây này ẩn mình trong cột xương sống. Trong mỗi sợi dây tí hon ấy lại có một luồng điện chạy với tốc độ 100 cây số / giờ, sẵn sàng chuyển vận những thông tin cấp kỳ nhất từ mọi phần chi thể về ngay trung tâm não bộ...

Về đôi tai, chúng ta hình dung đây là một hệ thống thu thanh vô cùng tinh vi tuyệt hảo. Tai gồm 1 cái lỗ hình cái phễu, có những rãnh và những vành thịt nhỏ để lựa chiều đón các âm thanh, những sợi lông nhỏ li ti cùng với thứ ráy ướt nhớp nháp nhằm cản các thứ vi trùng hay bụi bặm lọt vào.

Ở đáy lỗ lại có 1 tấm da là lá nhĩ hết sức mỏng mảnh mong manh, có khả năng rung lên như một mặt trống. Những rung động của lá nhĩ được truyền đi nhờ những cái xương bé li ti, các xương này lại tiếp vận tiếng rung kia đi tới 1 màng mỏng khác, sau đó chuyển sang 1 cơ quan kỳ lạ gồm 1 cây đàn tinh xảo với 6.000 sợi dây đàn dài ngắn hơn nhau chừng 20 đến 50 phần trăm của một ly. Sau cùng là 10.000 tế bào giống như 1 cái máy thu thanh chuyên ghi nhận các thứ tiếng động để đưa về não xử lý...

Bây giờ đến đôi mắt. Đây là 1 cái ti-vi, có nhiệm vụ chuyển về não những hình ảnh mà cơ quan bên ngoài đã ghi nhận nhờ 1 máy chụp ảnh siêu hiện đại. Mắt có 1 phòng tối với ống kính tí hon, chắn giữa bằng 1 bức màn ngăn có nhiều khe, đó là 2 mí mắt sẽ tự động mở ra hay đóng lại, có công dụng lau chùi mắt bằng 1 thứ hóa chất đặc biệt tên là giọt lệ. Có 6 bắp thịt giúp mắt tự động co hay giãn, điều khiển việc mắt liếc nhìn tứ phía.

Đàng sau ống kính là thủy tinh thể, tùy trường hợp mà phồng lên hay xẹp xuống nhờ những bắp thịt tự động. Thủy tinh thể dày độ 1 phân, là 1 thứ mỡ kết hợp từ 12 tỷ tế bào nhỏ xíu. Để các thay đổi thời tiết không ảnh hưởng đến thị giác, có 1 bộ phận giống như 1 cái chảo giữ cho nhiệt độ luôn điều hòa. Trong cùng là nơi tất cả những gì chúng ta nhìn rõ có thể được sao chụp lại trên tấm màng võng mạc y như trên một phim âm bản. Bộ phận này có thể nhanh chóng in ra ngay 800.000 bức ảnh khác nhau với đủ màu sắc và đường nét chi tiết. Những hình ảnh này cuối cùng sẽ chuyển vào não nhờ 1 sợi dây nhỏ chỉ bằng 1 phần triệu của sợi chỉ...

Còn quả tim thì sao ? Nó dài 10 phân, rộng 6 phân, vừa bằng một nắm tay, cân nặng 200 gam. Nhiệm vụ của tim giống như 1 cái máy bơm có 4 ống, chia thành 2 phía chuyển vận thông nhau đêm ngày không mỏi mệt. Mỗi ngày tim đập 10 vạn cái, cứ 13 giây lại đưa máu chạy khắp cơ thể 1 vòng. Xem ra tim là một loại bắp thịt cứng, nằm lọt trong 1 cái màng kép chứa chất nhờn để giúp nó hoạt động thoải mái.

Mặt khác, tim còn có những cái nắp mỏng và bền, bám chặt vào mép trong bằng những sợi dây nhỏ giống như một cái dù để đẩy máu đi tới , không cho chạy ngược vào tim. Cuối cùng, có 1 cái máy tự động cầm giữ nhịp độ đều đặn khi tim bị tăng nhịp hoặc bị hãm chậm lại do những kích thích xúc động bên ngoài như lo sợ, hồi hộp, buồn bã, vui sướng, ngượng ngùng, nóng giận...

Bây giờ chúng ta đến thăm 2 lá phổi. Phổi là nơi gặp gỡ của máu và không khí. Nó sử dụng hóa chất là dưỡng khí để lọc máu cho sạch. Không khí hít vào phổi do hàng ngàn triệu cái bong bóng nhỏ co giãn đều đặn gọi là phế nang. Nếu trải đều chúng ra trên 1 mặt phẳng, chúng ta sẽ có một một khu vườn xinh xắn diện tích là 200 mét vuông. Các phế nang là một thứ màng mỏng dạng túi, không khí có thể xuyên qua trong khi chúng lại ngăn không cho máu ứa ra ngoài.

Máu được đưa về phổi nhờ 50 tỷ đường ống bé tý xíu như sợi tóc, lần lượt chảy qua các phế nang. Trong vòng 24 giờ đã có tới 1 vạn lít máu đi qua phổi để được lọc sạch làm chất nuôi dưỡng cơ thể con người. Đứa trẻ khi còn nằm trong bào thai thì phổi chưa hoạt động trong khi quả tim làm nnhiệm vụ đưa máu quay trở về theo 1 cửa nhỏ.

Phút đầu tiên chào đời, em bé kêu thét lên một tiếng lớn y như bị ngạt thở. Phút dao động này tạo nên một biến đổi kỳ diệu: từ nay, 2 lá phổi sẽ phồng to ra để chứa đầy không khí. Máu từ tim được hút vào phổi để rồi lại chạy đi luân lưu trong toàn cơ thể...

Cuối cùng, chúng ta sẽ tham quan bộ máy tiêu hóa. Đây là một xí nghiệp chế biến thực phẩm mà mọi thứ đồ ăn thức uống đều được nếm trước nhờ lưỡi và môi, được nghiền tán bằng 2 hàm răng, được thấm nước bọt từ miệng rồi mới cho nuốt vào.

Tất cả sau đó còn được 5 triệu cái máy nhỏ nằm trong tì vị, 40 triệu trong ruột và 350 tỷ trong lá gan giúp chế biến thành đủ loại chất cần thiết. Ngoài ra, chúng còn giúp chuẩn bị thuốc men để đối phó với chứng bệnh tả lỵ hoặc giúp cho việc tiêu hóa thêm dễ dàng nhanh chóng và điều độ. Tất cả hình thành ra sinh lực và năng lượng hoạt động cho toàn cơ thể con người...